Xử lý nước thải bằng Công nghệ Sinh học kết hợp giá thể vi sinh di động MBBR

Công nghệ Sinh học kết hợp giá thể vi sinh di động MBBR là sự kết hợp của 2 quá trình tuần hoàn bùn hoạt tính và quá trình cố định vi sinh vật bằng giá thể vi sinh di động.

Hình 1: Sơ đồ xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học MBBR.

  • Vùng thiếu khí (AX) có nhiệm vụ thực hiện quá trình khử nito.
  • Vùng hiếu khí AEROBIC có nhiệm vụ xử lý BOD, thực hiện quá trình Nitorat.
  • Bể lắng (Clarifier) có nhiệm vụ lắng cặn, làm trong nước thải.
    • Ưu điểm của phương án:
  • Đảm bảo khả năng xử lý nước thải sau hệ thống đạt mức B quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
  • Khả năng thiết kế trạm xử lý nước thải theo giai đoạn: Tức là có bổ sung và tăng hiệu xuất của công trình bằng cách sử dụng nhiều giá thể vi sinh hơn.
  • Sinh khối được bổ sung mà không làm tăng bùn lắng trong công trình lắng đợt 2.
  • Quá trình đạt hiệu quả cao trong khi sử dụng một thể tích xây dựng nhỏ hơn so với công nghệ truyền thống.
  • Giải quyết việc ổn định nồng độ bùn.
  • Giảm việc sản sinh ra bùn cần xử lý phát sinh trong công trình.
  • Thực hiện được đồng thời quá trình Nitorat và khử Nito.
  • Cải thiện được khả năng phục hồi cho công trình trong trường hợp có sự cố.
    • Nhược điểm của phương án:
  • Chi phí cho giá thể vi sinh tiêu tốn.
  • Phát sinh một số hạng mục bổ sung như hệ thống chặn giá thể vi sinh.

Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải theo phương án lựa chọn bao gồm có các công đoạn xử lý như dưới đây:

Mô tả các hạng mục công trình:

Công nghệ nghệ Sinh học kết hợp giá thể vi sinh di động MBBR có sử dụng giá thể vi sinh di động:

  • Bể tách mỡ: loại bỏ dầu mỡ, các hydrocacbon trước khi tự chảy sang bể điều hòa.
  • Bể tự hoại: đồng thời thực hiện 2 chức năng là lắng và phân hủy cặn lắng.
  • Bể điều hòa: Tiếp nhận nước thải, điều hòa lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa có hệ thống bơm điều tiết lưu lượng hoạt động theo tín hiệu của phao báo mức nước. Hệ thống sục khí thô cấp khí vào bể điều hòa nhằm ổn định nồng độ chất bẩn, giảm một phần chất ô nhiễm, ngăn không cho phân hủy kỵ khí xảy ra trong công trình để góp phần giảm thiểu mùi phát thải ra bên ngoài công trình.
  • Bể sinh học thiếu khí: Xử lý tổng hợp các chất ô nhiễm có chứa Nitơ và Phốt pho. Tại đây, quá trình khử NO3 thành khí N2 được diễn ra trong môi trường yếm khí, NO3 đóng vai trò chấp nhận Electron. Vi khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển NO3 thành khí N2. Tại bể thiếu khí có lắp đặt hệ thống sục khí thô, hệ thống này có nhiệm vụ xáo trộn bùn hoạt tính với nước thải nhưng vẫn duy trì hàm lượng DO trong khu vực bể xử lý ở mức < 0.3 mg/l. Hệ thống sục khí thô thực hiện được việc này là do cơ chế sục khí gián đoạn, với kích thước bọt khí to nên giảm được khả năng hòa tan oxy vào trong không khí.
  • Bể hiếu khí kết hợp giá thể vi sinh di động MBBR: Loại bỏ các loại cặn lơ lửng, tách bùn, làm trong nước, xử lý tổng hợp các chất hữu cơ. Giá thể vi sinh di động MBBR làm tăng khả năng xử lý các chất hữu cơ, nitrat hóa amoni đồng thời làm giảm được khối tích xây dựng bể so với công trình xử lý thông thường. Hệ thống phân phối khí dạng bọt tinh được lắp đặt dưới bể xử lý tăng hiệu quả khuyết tán oxy vào nước. Lượng oxy này có nhiệm vụ oxy hóa trực tiếp chất hữu cơ, một phần lượng oxy còn lại có nhiệm vụ trộn đều bùn hoạt tính với nước thải.
  • Bể lắng: Nhiệm vụ lắng bùn, làm trong nước sau bể hiếu khí. Thiết kế bể lắng đứng, phù hợp với công suất của trạm. Ống lắng trung tâm và vách chia nước chế tạo bằng vật liệu inox nhẹ, bền trong môi trường nước thải.
  • Bể khử trùng: Nhiệm vụ khử trùng nước thải, loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải trước khi xả ra môi trường. Nước sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột B và được xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận.
  • Hệ thống lọc áp lực: lọc sỏi + cát nhiệm vụ loại bỏ và hấp phụ hoàn toàn các chất rắn kích thước nhỏ không tách ra khỏi nước thải sau quá trình lắng. Cột lọc áp lực được trang bị hệ thống Auto Valve hoạt động tự động hoàn toàn, giảm tối đa nhân công vận hành hệ thống. Nước thải của quá trình rửa lọc sẽ thu về bể điều hòa, bùn được lắng xuống dưới.