Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Xin vui lòng đọc chi tiết và tải về tại ĐÂY!
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Theo đó, trong lĩnh vực xử lý nước thải, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có một số điểm mới cụ thể như sau:
Thứ nhất, Luật đã bãi bỏ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi.
Luật bổ sung về trách nhiệm, thẩm quyền tham gia, quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường. Ví dụ trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thì hội đồng thẩm định phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó; cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản thì mới đạt được sự đồng thuận trước khi phê duyệt kết quả thẩm định… (điểm d, khoản 3, Điều 34 Luật này);
UBND tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh mình. Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt đầu tư của mình (khoản 3, Điều 35 Luật này).
Như vậy, Luật Bảo vệ môi trường mới năm 2020 quy định phân cấp mạnh cho địa phương là UBND cấp tỉnh.
Thứ hai, Luật ban hành Tiêu chí môi trường để phân loại dự án đầu tư, đánh giá sơ bộ về tác động môi trường bao gồm các nhóm I,II,III và IV (khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6, Điều 28 đến Điều 29 Luật này;
Thứ ba, Luật quy định cấp Giấy phép môi trường gồm 3 nhóm có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc chất thải nguy hại khi vận hành….Đặc biệt quy định rõ kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực (khoản 6, Điều 42 Luật này)././
Nguồn tham khảo từ https://sonla.gov.vn