Hướng dẫn tính toán chọn Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là khí cụ điện có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm khi có nhiệt tác động lên các thanh kim loại và làm chúng giãn nở. Khí cụ điện này được ứng dụng trong đa dạng các hệ thống điện khác nhau từ dân dụng đến công nghiệp. Trong hệ thống điện, rơ le nhiệtđóng vai trò bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện và hệ thống điện được hoạt động ổn định. Khởi động từ và rơ le nhiệt là một bộ đôi thiết bị bảo vệ chắc chắn cho toàn bộ mạng lưới điện của hệ thống.

1. Cách tính toán chọn Rơle nhiệt theo công suất động cơ

Trong thực tế, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của Rơ le nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, Rơ le sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3) Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải được xem xét.

2. Các vấn đề cần chú ý khi chọn Rơle nhiệt

– Dòng làm việc
– Dòng sản phẩm phù hợp với contactor (mỗi loại rơle nhiệt tương thích với một dòng contactor tương ứng, nhà sản xuất đã có khuyến cáo lựa chọn ngay trên catalogue sản phẩm).

Tương tự như tính toán dòng cho chọn contactor, ta tính toán dòng định mức, sau đó chọn như sau:
– Idm = Itt x 2
– Iccb = Idm x 2
– Ict = (1,2-1,5) Idm
Ta tính trong ví dụ cụ thể như sau:

Có tải động cơ 3 pha, 380V, 3kW, tính toán dòng định mực theo công thức sau:

Itt = P/ (1.73 x 380 x 0,85) ở đây hệ số cosphi là 0,85.

Ta có Itt = 3000/(1,73x380x0,85) = 5,4A

Dòng rơ le nhiệt ta chọn với hệ số khởi động từ 1,2-1,4 lần Idm, ta chọn dòng rơ le nhiệt là:

Idm = 1,4xItt = 1,4×5,4 = 7,6A.
Vậy dòng của rơ le nhiệt ta chọn là 8A. Các rơ le nhiệt thường có dải chỉnh dòng, đặt dòng làm việc, ta có thể chọn dải dòng dư ra để có thể điều chỉnh được khi sử dụng thực tải.

3. Một số lưu ý khi chọn Rơle nhiệt

Nên chọn Rơ le nhiệt có ngưỡng điều chỉnh tương ứng với dải hoạt động của động cơ hoặc cao hơn một chút. Ngưỡng điều chỉnh thấp nhất của Rơ lenhiệt nên thấp hơn khoảng giữa trong dải hoạt động của động cơ. Ngưỡng điều chỉnh cao nhất của Rơle nhiệt phải cao hơn ngưỡng trên của dải hoạt động của động cơ.

Một số loại Rơ le nhiệt có sẵn chân cắm vào contactor (thường là các Rơ le nhiệt loại nhỏ), do đó nó chỉ lắp được đúng loại contactor mà tương thích với nó. Ví dụ dòng Rơ le nhiệt TH-T18 của Mitsubishi chỉ lắp được cho contactor S-T10, S-T12, S-T20 của Mitsubishi.

Một số dòng Rơ le nhiệt cao cấp có tích hợp chức năng bảo vệ mất pha. Tuy nhiên loại này hiện không được thông dụng trên thị trường. Do đó nên sử dụng Rơ le bảo vệ mất pha riêng.

Trên đây là chia sẻ chi tiết của chúng tôi về cách lựa cho Rơ le nhiệt cho thiết bị cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc đã có được chi tiết câu trả lời cũng như nắm được cách lựa chọn Rơle nhiệt để bảo đảm an toàn cho thiết bị, hệ thống của mình.  

Tại VESA, chúng tôi với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, tự hào là đơn vị uy tín, hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Đến với VESA bạn sẽ được cam kết tuyệt đối về chất lượng, sản phẩm và các chế độ hậu mãi tốt nhất hiện nay. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số Hotline 0904 571 488 để nhận được sự tư vấn chu đáo, tận tình nhất.