Những sự cố điện thường gặp trong vận hành nước thải

Sự cố trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải là điều không ai mong muốn, tuy nhiên là những cán bộ kỹ thuật chúng ta không thể để các sự cố cứ thường xuyên diễn ra và chạy theo để giải quyết chúng. Để có thể ngăn ngừa các hư hỏng có thể bất chợt xảy ra thì việc duy nhất chúng ta có thể làm là nhận ra được các mối nguy đó, sự cố đó và đưa ra biện pháp phòng ngừa. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải, Công ty TNHH Nước và Vệ sinh môi trường Việt Nam (VESA) đã phân loại và giới thiệu tới bạn đọc những sự cố điện thường gặp trong vận hành xử lý nước thải.

1. Sự cố kẹt rác ở bơm, máy khuấy chìm

Đây là một trong những sự cố xảy ra nhiều nhất khi vận hành hệ thống XLNT. Nguyên nhân là do không có hệ thống chặn rác hoặc hệ thống chặn rác hoạt động không hiệu quá. Dẫn tới các vật thể có kích thước lớn lọt vào bể xử lý gây kẹt cánh bơm, cánh máy khuấy chìm.

 

Biện pháp khắc phục đó là lắp đặt hệ thống chặn rác, điều chỉnh lại cũng như lắp đặt thêm các rọ ngăn các ở các bơm chìm. Tiến hành vớt rác định kì.

2. Sự cố bơm không lên nước

Sự cố này thường xảy ra với các bơm đặt cạn. Nguyên nhân là do hư hỏng chõ bơm dẫn tới tụt nước trong đường ống hút, dẫn tới khi bơm chạy lần tiếp theo sẽ không hút được nước. Ngoài ra với các bơm chìm cũng có thể xảy ra tình trạng không lên nước do lệch khớp nối bơm ở đáy bể hoặc hư hỏng van 1 chiều.

Động cơ chạy không đúng chiều , đường ống bị hở cũng là nguyên nhân khiến bơm không lên nước.

 

Các khắc phục đó là sử dụng loại chõ bơm của các thương hiệu có tên tuổi, lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Kiểm tra lại chiều quay và hệ thống đường ống. Thường xuyên kiểm tra và vớt rác trong bể tránh gây kẹt chõ bơm hoặc van 1 chiều

3. Hư hỏng hộp điện đấu nối ở ngoài bể xử lý

Nguyên nhân gây hư hỏng hộp điện là do đặt hộp ở vị trí ẩm ướt, sử dụng hộp có cấp độ chống nước thấp, không phù hợp. Lắp đặt không đúng kĩ thuật dẫn tới nước, hơi nước xâm nhập vào trong làm hư hỏng cầu đấu và các vị trí đấu nối.

 

Cần  sử dụng hộp chống nước đạt IP 67-68 cho các vị trí lắp đặt dưới bể xử lý. Sử dụng các ốc siết cáp phù hợp với loại cáp và có giăng cao su để kết nối cáp điện vào trong hộp. Ưu tiên đưa các hộp đấu nối lên cao và sử dụng silicon để trám vào các khe hở, chống hơi nước xâm nhập.

4. Sự cố kẹt, hư hỏng phao báo mức

Phao báo mức bị kẹt vào bơm, dây bơm dẫn tới không thể báo tín hiệu về tủ điện. Phao cũng có thể hư hỏng các tiếp điểm bên trong dẫn tới hoạt động không chính xác.

 

Để khắc phục cần sử dụng các hãng phao có tên tuổi trên thị trường, tiến hành treo buộc phao gọn gàng, tránh xa bơm và các thiết bị khác.

5. Hơi ẩm gây oxi hóa thiết bị

Trong quá trình xử lý nước thải, đặc thù  có tính ăn mòn rất cao, gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới chất lượng hạng mục của công trình. Nhất là với các thiết bị, vật tư nằm trong khu vực bể xử lý nước thải. Ngày cả với hệ thống điện cũng bị ảnh hưởng rất lớn như hư hỏng hệ thống thang máng cáp, oxi hóa các thiết bị trong tủ điện.

 

Do đó cần tiến hành xử lý trám kín các vị trí hở ở bể xử lý nhằm ngăn mùi hôi cũng như hơi ẩm thoát ra ngoài . Sử dụng các thiết bị, vật tư với chất liệu phù hợp, có khả năng chống ăn mòn cao như PVC hay Inox 304. Thường xuyên kiểm tra và tiến hành thay thế, khắc phục các vị trí bị oxi hóa.

6. Nhiệt độ cao tại khu vực nhà trạm

Các hệ thống xử lý nước thải thường xử dụng các hệ thống máy thổi khí với công suất cao, lượng nhiệt sinh ra khi hoạt động thường rất lớn. Dẫn tới nhiệt độ trong khu vực nhà trạm luôn từ 40-45 độ C trở lên, ảnh hưởng nhiều tới các thiết bị điện tử, tủ điện.

 

Cần tiến hành thông gió, làm mát cho khu vực nhà trạm. Tách riêng khu vực tủ điện và khu vực đặt máy nếu được. Đo nhiệt độ định kì và cần có phương án xử lý ngay khi nhiệt độ vượt mức cho phép.

7. Sự cố do vận hành không đúng quy trình

 

Tất cả các sự cố trên đều có thể phòng tránh, dự đoán trước nếu như xây dựng được một quy trình vận hành hoàn chỉnh, phù hợp. Cán bộ vận hành cần tuân thủ theo đúng các quy trình đã đề ra. Báo cáo ngay khi có sự cố khẩn cấp để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, không xảy ra các sự cố không mong muốn.

Qua bài viết trên, VESA mong rằng Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ môi trường, có thể liên hệ với VESA để được tư vấn chi tiết nhất. Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có những dịch vụ trọn gói từ tư vấn hồ sơ môi trường đến thiết kế thi công và nhận vận hành hệ thống xử lý môi trường, tái vận hành và cung cấp vi sinh,…

VESA luôn sẵn sàng đem lại sự trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, phù hợp với những nhu cầu của Quý khách hàng./.